Cách Sửa Áo Len Bị Dài
Áo len bị co lại sau khi giặt, áo bai rộng, chảy dài, xù lông…là những sự cố rất thường gặp khi sử dụng áo len mà chắc chắn ai cũng mắc phải.
Bạn đang xem: Cách sửa áo len bị dài
Áo len bị co lại sau khi giặt, áo bai rộng, chảy dài, xù lông…là những sự cố rất thường gặp khi sử dụng áo len mà chắc chắn ai cũng mắc phải, cho dù chất liệu áo có tốt đến mấy cũng không tránh khỏi. Điều này làm biến dạng phom áo, từ đó gây mất tính thẩm mỹ khi mặc. Bạn đừng lo, hãy cùng tham khảo các bí quyết dưới đây để có thể chủ động khắc phục một cách hiệu quả, nhanh chóng nếu không may gặp phải.
Những cách bảo quản và phục hồi áo len tốt nhất
1, Hồi sinh áo len bị co nhờ sữa tắm trẻ em
Nếu áo len dùng lâu ngày bị co lại hoặc co lại sau khi giặt thì bạn có thể xử lý tình huống này bằng cách ngâm áo lên với sữa tắm của trẻ em. Sở dĩ sữa tắm em bé có khả năng hồi phục lại trạng thái ban đầu cho dáng áo là do thành phần sữa tắm trẻ em có các chất giúp làm nới lỏng sợi len, đồng thời giúp áo len mềm mại hơn và thơm hơn.
Cách thực hiện như sau, bạn dùng 1 đến 2 muống sữa tắm trẻ em đem hoà với tầm 1 lít nước, tuỳ theo số lượng áo cần xử lý mà có tỷ lệ phân chi đều. Đem áo len bỏ vào hỗn hợp đó để ngâm 15 đến 20 phút, sau thời gian đó bạn không vắt nước ngay mà đặt nguyên chiếc áo lên chỗ rộng đặt nằm ngang và dùng tay kéo các sợ len ở chỗ bị co ra. Đồng thời bạn cũng phơi áo ở vị trí nằm ngang chứ không treo thẳng lên. Kéo tới khi len ra đúng vị trí bạn mong muốn thì thôi, đồng thời dùng vật nặng hoặc cụ chặn giấy để cố định áo cho đến khi khô hẳn.
Xem thêm: Trái Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì, Cây Dâu Tằm Và Những Tác Dụng Bất Ngờ

2, Khắc phục áo len bị chảy dão bằng nước nóng
Không chỉ bị co mà áo len còn rất hay bị chảy và dão so với ban đầu. Để giải quyết, bạn đem ngâm chiếc áo đó vào trong nước nóng có nhiệt độ tầm 70 – 80 độ C, chú ý nên ngâm phần bị giãn vào nước nóng, còn nếu cảm thấy cả chiếc áo bị giãn thì sẽ ngâm tất. Còn với ống tay áo hoặc là gấu áo thì bạn ngâm ít hơn tầm 40 – 50 độ C là được bởi vị trí này có độ đàn hồi tốt hơn. Bạn ngâm như vậy tầm 2 tiếng đồng hồ, sau đó cho áo vào trong một chiếc vải mỏng, cuộn lại rồi vắt áo chứ không vắt áo trực tiếp. Cuối cùng trài áo ra mặt phẳng cho tới khi áo khô lại thì thôi.
3, Xử lý áo len bị dãn rộng bằng máy sấy
Đặc điểm của chất liệu áo len đó là rất hay bị dãn rộng sau một thời gian mặc, điều này được tác động chủ yếu là do quá trình giặt, phơi, mặc và bảo quản. Thường giãn nhiều nhất là ở phần cổ và phần cánh tay. Để khôi phục phom áo thì bạn dùng máy sấy để sấy vào vị trí bị dãn đó, khi được tiếp xúc với nhiệt độ cao thì sợi vải sẽ tự co lại.

4, Phơi áo len đúng cách để không chị chảy
Riêng đối với áo len thì bạn không được phơi lên móc áo giống như kiểu thông thường bởi như thế áo sẽ nhanh chóng bị dãn, chảy sệ, làm mất dáng áo. Thay vào đó hãy phơi ngang áo hoặc tốt nhất là cho áo lên một mặt phẳng để áo len tự khô, tránh việc áo bị chảy rộng ra. Đồng thời khi vắt áo phải vắt thật nhẹ nhàng, không nên vắt trực tiếp mà phải thông qua một chiếc khăn bao quanh áo len.
Xem thêm: Bán Cây Giống Ăn Trái Tphcm, Trại Cây Giống, Cung Cấp Giống Cây Trồng
5, Loại bỏ các sợi vải nhỏ xù xì trên áo len
Để nhanh loại bỏ các sợi vải xù xì trên bề mặt áo, bạn có thể dùng băng dính hoặc là băng keo để dính lên bề mặt áo, nơi có nhiều sợi vải đó, thực hiện lột bỏ băng dính đó ra thì sợi bông tơ cũng sẽ đứt ra theo cùng băng dính.