Cách Nấu Mủ Trôm Với Đường Phèn
Cách ngâm mủ trôm cho thức uống giải nhiệt thanh mát, nhưng không hẳn mọi chị em nội trợ đều rành chế biến món này. Mủ trôm là một trong những loại nước uống rất phổ biến và được bày bán khá nhiều trong mùa hè ngày nóng. Thay vì mua các ly nước pha sẵn đôi khi không như ý hoặc không an tâm, bạn có thể tự thực hiện tại nhà không khó. Dưới đây là hướng dẫn cách ngâm sao cho ngon và đảm bảo sạch. vmvc.com.vn mời bạn cùng tham khảo chi tiết nhé!
2. Cách ngâm mủ trôm giải nhiệt ngày nóng3. Cách ngâm mủ trôm kết hợp với nguyên liệu khác3.2. Mủ trôm, hạt chia và lá dứa3.3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

1.Về mủ trôm
Đúng như tên gọi của mình, mủ trôm chính là nhựa/ mủ trên thân cây trôm. Nhựa được tiết ra từ chính các vết thương và khe hở của cây. Tại Việt Nam, khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh có nhiều trôm nhất.
Bạn đang xem: Cách nấu mủ trôm với đường phèn

Bình thường mủ trôm có màu trắng nhưng không trong, sẽ hơi ngà và đục. Hình dáng của chúng không giống nhau. Tùy vị trí nhựa chảy mà đóng cục thành nhiều hình thù khác biệt. Khi ngâm trong nước, mủ sẽ hút nước và trở nên trương nở, hơi nhớt nhưng vô cùng sánh mịn. Mủ trôm dùng để làm thức uống thanh nhiệt khá phổ biến ở một số nơi.
2.Cách ngâm mủ trôm giải nhiệt ngày nóng
Mủ trôm là loại nhựa cây lành tính. Cách chế biến chúng chỉ cần ngâm nước lọc và chờ trưng nở. Cụ thể, mọi người thực hiện theo hướng dẫn sau nhé!
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Mủ trômNước lọcLọ ngâm có nắp đậy2.2. Cách ngâm mủ trôm
Mủ trôm luôn nở to hơn kích thước ban đầu khi ngâm với nước. Nước càng nhiều thì tỷ lệ trương nở càng cao. Vì vậy đối với 5 gram mủ trôm thì bạn chỉ cần ngâm 1 lít nước là đã tương xứng rồi nhé!

3.Cách ngâm mủ trôm kết hợp với nguyên liệu khác
3.1. Mủ trôm đường phèn
Thay vì thưởng thức mỗi mủ trôm, vị của chúng tuy thanh mát nhưng sẽ khá nhạt.
Xem thêm: Cách Làm Nước Chấm Hải Sản Ngon, Cách Pha Nước Chấm Hải Sản Hấp Ngon Như Nhà Hàng
Lúc này sự kết hợp với đường phèn là tuyệt vời nhất. Mủ trôm đường phèn là cách nấu mủ trôm thanh nhiệt rất tốt lại dễ thực hiện và dùng ngon.
3.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Mủ trômĐường phènTinh dầu chuối (tùy chọn)Hạt é3.1.2. Cách ngâm mủ trôm cùng đường phèn hạt é
Ban đầu mang mủ trôm ngâm nước từ 12 – 24 giờ (tương tự như hướng dẫn trên).Đường phèn đun nóng rồi để nguội.Sau khi mủ trôm đã nở hết cỡ thì cho vào nước đường phèn. Lúc này nhỏ thêm 2 – 3 giọt tinh dầu chuối lên trên cùng thì hương vị sẽ thơm hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi tinh dầu chuối thì không cần cho.
3.2. Mủ trôm, hạt chia và lá dứa
Mủ trôm và hạt chia thì giải nhiệt. Lá dứa thì có mùi thơm đặc trưng. Kết hợp thêm đường phèn ngọt dịu. Sự lợi hại của 3 nguyên liệu này tuyệt đối không thể xem thường.
Xem thêm:
3.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị Mủ trôm khôĐường phènHạt chiaLá dứa 3.2.2. Cách ngâm mủ trôm Mủ trôm ngâm ủ như các hướng dẫn ở trên.Hạt chia ngâm với nước chờ nở.Lá dứa xếp vào nồi và nấu để chúng tiết ra tinh chất. Chắt bỏ bã. Cho thêm đường phèn khi nước còn nóng cho nhanh tan. Bạn có thể nếm để điều chỉnh vị ngọt vừa phải. Chờ nguội. Đem mủ trôm cùng hạt chia đã nở đồng loạt cho vào nồi nước dứa. Khuấy đều và có thể thưởng thức ngay.

Mủ trôm, hạt chia và nước dứa này uống lạnh sẽ ngon hơn. Bạn nên cho thêm đá hoặc là giữ trong ngăn mát tủ lạnh trước khi dùng nhé.
3.3. Cách ngâm mủ trôm nha đam
Cả mủ trôm lẫn nha đam đều nổi tiếng với công dụng giải nhiệt. Vậy tại sao chúng ta không thử kết hợp chúng thành 1 loại thức uống?
3.3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lá nha đam tươiMủ trôm khô đã ngâm nước qua đêmLá dứa thơmĐường phèn 3.3.2. Cách ngâm mủ trôm lá dứa nha đam Nha đam rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ đắng bên ngoài. Phần thịt bên trong cắt nhỏ thành hình hạt lựu. Rửa sạch nhớt dưới vòi nước để loại bỏ vị đắng.Mủ trôm cho vào nồi, nấu cùng với đường phèn, lá dứa và nha đam. Thêm liều lượng nước tùy ý. Đun sôi đợi chín. Thời gian khoảng tầm 15 phút – 20 phút.
4.Một số lưu ý khi sử dụng mủ trôm
Đông y công nhận mủ trôm có rất nhiều công dụng như: trị táo bón, mát gan, giải độc, lợi tiểu... Sử dụng mủ trôm là tốt, thế nhưng không được lạm dụng. Chúng chỉ thực sự có hiệu quả khi người dùng sử dụng đúng liều lượng.Có một số đối tượng không nên dùng mủ trôm, dù là dưới hình thức món ăn hay nước uống. Những người không nên dùng mủ trôm gồm có: Phụ nữ đang mang thai, các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người bị rối loạn tiêu hóa.Trong quá trình sử dụng mủ trôm, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường, bạn lập tức ngưng dùng.Chỉ mua mủ trôm tại những địa điểm bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.Chia sẻ từ Chuyên mục Món ngon của vmvc.com.vn về cách ngâm mủ trôm ở trên đều cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Nếu đã thử áp dụng thành công rồi thì bạn đừng quên chia sẻ thêm cho nhiều người cùng biết nhé!