Cách làm giảm đau bắp chân

 - 

Bị đau bắp chân là triệu chứng phổ biến của nhiều căn bệnh thường gặp. Ở các thể nhẹ bạn có thể dễ dàng điều trị ngay tại nhà một cách đơn giản. Tuy nhiên, khi tình trạng đau nhức diễn biến xấu và nghiêm trọng hơn bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

1. Bị đau bắp chân là bệnh gì?

Bắp chân là bộ phận chứa hai bó cơ gastroc và selous. Bộ phận này rất nhạy cảm, dễ bị đau nhức ngay khi bạn đi lại nhiều hoặc vận động quá mức cho phép. Biểu hiện bên ngoài khi có triệu chứng bị đau bắp chân như sưng tấy, dưới phần da chuyển sang màu hồng nhạt, ngứa ngáy, tê bì hoặc mất sức ở bắp chân.

Bạn đang xem: Cách làm giảm đau bắp chân

Bị đau bắp chân cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh như:

1.1. Chuột rút ở bắp chân

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể bị mất nước và chất điện giải nhiều vì đổ quá nhiều mồ hôi hay vận động quá sức. Khi bị chuột rút ở bắp chân chúng ta sẽ có cảm giác đau rất đột ngột, rất khó để đứng vững. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi tình trạng chuột rút bắp chân sẽ tan biến nhanh chóng nếu được nghỉ ngơi, massage thư giãn.

*
Chuột rút có thể gây ra tình trạng đau nhức bắp chân

1.2. Căng cơ bắp chân

Phần cơ của bắp chân bị căng xảy ra do một phần hoặc toàn bộ sợi cơ bị rách. Điều này gây nên tình trạng bị đau bắp chân xuất hiện đột ngột hay các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách. Hiện tượng căng cơ bắp chân cũng sẽ biến mất nhanh chóng như chuột rút bắp chân nếu được thư giãn, nghỉ ngơi.

1.3. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ điều khiển các bó cơ ở tứ chi đặc biệt ở vùng bắp chân. Biểu hiện rõ nhất khi các dây thần kinh này bị tổn thương là người bệnh sẽ bị đau nhức ở phần mông xuống bắp chân và hai bàn chân. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này thường là do đĩa đệm của cột sống lồi ra tạo áp lực chèn ép các dây thần kinh tọa hoặc do các chấn thương, viêm khớp thoái hóa, viêm đĩa đệm cột sống gây nên.

*
Bệnh đau thần kinh tọa gây đau từ thắt lưng xuống bắp chân và bàn chân

1.4. Bệnh viêm cân gan chân

Đây là căn bệnh xảy ra khi cơ bắp chân quá chặt không thể hỗ trợ giảm nhẹ trọng lực xuống bàn chân khi vận động. Biểu hiện rõ nét nhất của căn bệnh này là bị đau bắp chân khi đi bộ và gây khó khăn trong việc đi lại bằng chân trần trên nền cứng. Cơn đau sẽ nặng hơn vào những buổi sáng và giảm nhẹ hơn trong ngày. Nếu không điều trị kịp thời và để tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh.

1.5. Bệnh suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch là căn bệnh gây nên tình trạng phù nề, thay đổi da và gây khó chịu do tăng áp lực tĩnh mạch lên chi dưới. Căn bệnh này thường xảy ra đối với tĩnh mạch ở chân gây nên tình trạng đau bắp chân, nhói, chuột rút thường gặp.

1.6. Bệnh viêm gân Achilles

Gân Achilles nằm cách vùng xương gót chân khoảng từ 3-6cm có rất ít mạch máu nên rất dễ bị tổn thương gây ra hiện tượng viêm quanh gân, xơ gân hoặc đứt gân. Các tổn thương cho gân Achilles là do quá trình vận động, chơi các môn thể thao như chạy bộ, chạy đường dài, bóng đá, bóng chuyền, bóng chày,…

Biểu hiện nhẹ nhất của bệnh viêm gân Achilles là cảm giác đau cứng phần bắp chân sau vào buổi sáng, đau vùng gót nhất là khi căng gót hoặc đứng trên đầu mũi chân.

1.7. Hội chứng chèn ép khoang

Hội chứng này xảy ra khi thừa hoặc dịch tích tụ bên dưới một dải mô cứng tạo ra áp lực cho dây thần kinh và mạch máu ở bắp chân. Điều này khiến cho bắp chân bị đau, sưng, tê và ngứa ran làm người bệnh khó di chuyển, đi lại.

Xem thêm: NguyễN Thị NgọC Hoa: ĐẳNg CấP Châu Á, Chinh PhụC Thái Lan Và 7 Hcb Sea Games

1.8. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh hình thành các cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu và trao đổi oxy từ các cơ quan về tim. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở phần chi dưới gây nên tình trạng đau bắp chân nhất là khi đứng hoặc đi bộ khiến các khu vực ở bắp chân bị đỏ hoặc viêm. Căn bệnh này có nhiều khả năng xảy ra khi ngồi quá lâu, bị huyết áp cao hoặc chứng rối loạn đông máu.

*
Khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì vùng da bắp chân bị đỏ lên

1.9. Bệnh đau cách hồi thần kinh

Đây là căn bệnh gây nên các cơn đau co rút, đau thắt, nhức mỏi ở phần bắp chân ngay cả lúc nghỉ ngơi khi mà các dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép khiến chúng không thể giao tiếp với phần dưới của chân một cách chính xác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này nhưng chủ yếu là do hẹp cột sống.

2. Cách chữa bệnh đau bắp chân hiệu quả, nhanh chóng

Một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn có thể nhanh chóng giải quyết các cơn đau nhức mỏi bắp chân đó chính là sử dụng ghế massage bàn chân. Đây là thiết bị được trang bị hệ thống túi khí khắp cơ thể trong đó có bắp chân và bàn chân.

*
Ghế massage là giải pháp hiệu quả trị chứng đau bắp chân

Bộ phận này hoạt động bóp nhả khí mô phỏng động tác xoa bóp chân thật như bàn tay con người giúp bắp chân được thư giãn, kích thích lưu thông máu, tăng độ đàn hồi và linh hoạt cho cơ bắp, giảm đau nhức.

Không những vậy các kỹ thuật massage của ghế kết hợp với nhiệt hồng ngoại sẽ tác động sâu rộng đến vùng thắt lưng, đĩa đệm, cải thiện tốt tình trạng bệnh đau dây thần kinh tọa. Đồng thời ghế massage còn được trang bị hệ thống bi lăn dưới lòng bàn chân hỗ trợ điều trị hiệu quả các căn bệnh liên quan đến bàn chân gây nên tình trạng bị đau bắp chân.

Bên cạnh việc sử dụng ghế massage, để cải thiện tình trạng đau nhức ở bắp chân bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Cần nghỉ ngơi để bắp chân được thả lỏng, hạn chế tối đa hoạt động, sử dụng bắp chân.Bạn có thể thực hiện phương pháp chườm lạnh để giảm cảm giác đau nhức. Bạn dùng một khăn vải mỏng bọc đá lạnh rồi tiến hành chườm bắp chân trong vòng 10-15 phút.Bạn cần băng bó thật chặt hoặc dùng một miếng nén để bắp chân không bị sưng to hơn.Trong trường hợp bị đau bắp chân quá mức chịu đựng bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp giảm đau nhức bắp chân tạm thời.Bạn cũng có thể thực hiện các động tác co duỗi nhẹ nhàng chân tại chỗ để giảm đau bắp chân.

Xem thêm:

Bị đau bắp chân tưởng chừng là một triệu chứng thông thường khi đứng quá lâu hoặc vận động quá sức nhưng nó lại dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy bạn không nên chủ quan và cần thực hiện các biện pháp chữa trị kịp thời, thích hợp.